Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội trung thu được rất nhiều người dân Việt quan tâm đến và cùng nhau chia sẻ thông tin ở trên các diễn đàn khác nhau. Dưới đây các chuyên gia hàng đầu đã tổng hợp những thông tin liên quan đến lễ hội này, quý độc giả hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
Giải thích lễ hội trung thu là gì?
Lễ hội trung thu hay còn được gọi là Tết Trung thu, Ngày rằm tháng 8 sẽ được tiến hành tổ chức từ ngày 14 – 15 tháng 8 âm lịch hằng năm. Đây sẽ là dịp Tết mà các bạn nhỏ vô cùng mong đợi bởi thường vào ngày Tết này, các bạn sẽ được người lớn tặng đồ chơi, thường sẽ là mặt nạ, đèn ông sao, đèn kéo quân, tò he,… đi kèm với đó là được ăn bánh nướng và bánh dẻo.
Tết Trung thu không chỉ là ngày lễ lớn ở Việt Nam mà còn là lễ hội ở những quốc gia thuộc khu vực Đông Á và Đông Nam Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Triều Tiên, Singapore. Hiện Tết Trung thu cũng là ngày lễ quốc gia ở Bắc Triều Tiên, Đài Loan, Hàn Quốc.
Tìm hiểu về nguồn gốc của lễ hội trung thu
Khi nhắc đến lễ hội trung thu thì mọi người sẽ nhắc đến chú Cuội – chị Hằng. Tương truyền rằng ở trên cung trăng cao vời vợi đó có một cô tiên xinh đẹp được gọi là chị Hằng Nga, chị rất yêu quý trẻ nhỏ. Trong một ngày nọ, Ngọc Hoàng tổ chức hội thi làm bánh ngày Rằm. Chị Hằng Nga đã xuống nhân gian tham khảo và gặp chú Cuội. Cuội được biết đến là chàng trai hay nói dối nhưng rất giỏi trong tài nấu ăn. Do đó, Cuội cũng được trẻ nhỏ yên mến.
Tiếp đó, Hằng Nga đã nhờ chú Cuội làm bánh, Cuội rất thích làm bánh, Cuội đã bỏ những nguyên liệu, làm một chiếc bánh thật ngon. Tiếp đến, Hằng Nga cũng đã mang chiếc bánh này về thi thì chiếc bánh được rất nhiều người khen ngon, Hằng Nga cũng được được Ngọc Hoàng ban thưởng.
Chú Cuội rất quý chị Hằng và không nỡ rời chị Hằng. Do đó, Cuội đã theo chị lên cung trăng. Tuy nhiên, lên được một thời gian thì Cuội lại nhớ nhà, nhớ các em quá nên lại ngồi khóc dưới gốc đa và nhìn xuống dưới trần gian.
Cũng chính vì điều này mà vào ngày rằm, ngày trăng sáng nhất của mùa thu thì chị Hằng – chú Cuội được Ngọc Hoàng cho phép bay xuống trần gian để chơi đùa cùng với các cháu nhỏ. Cũng từ đó về sau mà ngày Tết trung thu đã được hình thành từ đấy.
Ý nghĩa của lễ hội trung thu ở Việt Nam
Lễ hội trung thu của người Việt có rất nhiều điểm khác biệt đối với người Trung Hoa. Theo như nhiều nguồn tin tức chia sẻ, thuở sơ khai, Tết trung thu được xem là Tết của người lớn, chính là dịp để mọi người thưởng thức cảnh sắc thiên nhiên khi vào thu, uống trà – ăn bánh, ngắm ánh trăng rằm tròn vành vạch trên đầu. Con người luôn cho rằng nó có mối liên hệ giữa cuộc đời – vầng trăng. Trăng tròn – trăng khuyết, niềm vui và nỗi buồn, sự đoàn tụ, sum họp hoặc chia tay. Cũng từ đó trăng tròn chính là biểu tượng của sum họp, con cháu quay về tụ họp nhằm bày tỏ sự biết ơn, chăm sóc, báo hiếu tổ tiên, ông bà và bố mẹ.
Trải qua nhiều năm, ngày lễ này cũng đã dần trở thành ngày Tết của trẻ em, bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng Trung thu, mua cũng như làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến nhằm treo trong nhà, để các con cầm tay đi chơi rước đèn, chơi đùa thỏa thích khi đêm xuống mà không phải lo bị ai mắng cả. Cỗ mừng Trung thu thường sẽ có bánh trung thu, kẹo ngọt,… những các loại hoa quả. Đây cũng chính là dịp mà bố mẹ tùy vào khả năng kinh tế của mình để thể hiện tình yêu thương con cái. Do đó, tình cảm gia đình cũng tăng thêm phần khăng khít.
Theo như lời các cụ xưa kể lại, vào ngày Rằm tháng, trai – gái ở trong làng còn cùng nhau hát điệu Trống quân. Điệu này thường hay diễn xướng trong các đêm trăng Rằm trời sáng, tuy nhiên vào dịp Tết Trung thu thì nó lại càng thích hợp. Không những để vui chơi mà còn được biết đến là hình thức trai – gái cùng nhau tìm hiểu trước hôn nhân. Thông qua tiếng hát nhằm tìm người trăm năm phối ngẫu, sử dụng ca từ uyển chuyển nhằm chinh phục trái tim.
Bên cạnh đó, Tết trung thu cũng được biết đến là dịp để mọi người cùng ngắm trăng đoán mùa màng, vận mệnh của quốc gia. Nếu như trăng có màu vàng thì trong năm đó trúng mùa tơ tằm, còn nếu trăng trung thu có màu xanh hoặc là lục thì năm đó sẽ có thiên tai, trăng có màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.
Kết luận
Toàn bộ những bản tin do chuyên trang tuxjunction.net chia sẻ ở trên chắc mọi người cũng đã biết được rõ hơn về nguồn gốc cũng như ý nghĩa của lễ hội trung thu. Muốn thu thập thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nữa thì các bạn hãy thường xuyên vào chuyên trang này để update nhé!
Category: Tin tức